5 Sai Lầm Khiến CV Bị Loại Ngay – Dân Công Nghệ Cần Tránh Gấp!

Home  5 Sai Lầm Khiến CV Bị Loại Ngay – Dân Công Nghệ Cần Tránh Gấp!
5 sai lầm phổ biến của dân công nghệ khi làm CV

5 Sai Lầm Khiến CV Bị Loại Ngay – Dân Công Nghệ Cần Tránh Gấp!

CV ngành công nghệ cần thể hiện rõ ràng kỹ năng và dự án của bạn. Tuy nhiên, Gojobs nhận thấy nhiều ứng viên mắc phải sai lầm như CV dài dòng, thiếu thông tin cụ thể, hoặc không có liên kết GitHub, LinkedIn. Ứng viên ngành Tech cần tránh những lỗi này để tăng cơ hội được gọi phỏng vấn và tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

CV ngành công nghệ có thực sự khác biệt?

Câu trả lời là có. CV cho dân công nghệ không giống mấy ngành khác ở chỗ: nó phải thể hiện được bạn làm được gì, chứ không chỉ nói hay cỡ nào.

Trong khi nhiều ngành thiên về trải nghiệm, phong cách hay khả năng thuyết phục, thì nhà tuyển dụng công nghệ thường chỉ quan tâm đến vài thứ rất rõ ràng:

  • Bạn giỏi stack nào?
  • Dự án bạn từng làm là gì, scale ra sao?
  • Bạn xử lý vấn đề kỹ thuật như thế nào?
  • Có link nào chứng minh điều đó không?

Một CV công nghệ mà không có link GitHub, project demo, hoặc ít nhất là mô tả một vài lần bạn “xử lý bug khó nhằn” – thì gần như bị loại khỏi cuộc chơi từ sớm.

Ví dụ: Một bạn apply vị trí Backend Dev, nhưng CV không ghi rõ đã từng làm API nào, xử lý bao nhiêu Request mỗi ngày, dùng ngôn ngữ gì, thì khó mà gây ấn tượng. Đẹp mấy cũng vô ích.

CV ngành công nghệ có thực sự khác biệt?
CV ngành công nghệ có thực sự khác biệt?

5 lỗi phổ biến khiến CV bị loại trong 5 giây đầu tiên

Dưới đây là 5 sai lầm khiến CV bị loại ngay từ vòng “giữ xe” mà nhiều ứng viên mắc phải. Đừng bỏ qua lỗi nào để vượt qua vòng Scan CV nhé.

Dài dòng, lan man – đọc mà không biết bạn giỏi gì?

Bạn có thể giỏi rất nhiều thứ, nhưng nếu CV dài 3 trang mà dòng đầu tiên vẫn chưa cho biết bạn làm back-end hay front-end, thì nhà tuyển dụng sẽ… chuyển tab. Họ không có thời gian để “tìm hiểu sâu” đâu.

Ví dụ: Dòng đầu tiên ghi “Tôi là một người đam mê công nghệ, yêu thích học hỏi và không ngừng phát triển bản thân.” Nghe hay, nhưng không ai biết bạn làm ở đâu, chuyên về cái gì.

Thay vào đó, nên ghi rõ: “Backend Developer – 3 năm kinh nghiệm Node.js, từng scale hệ thống cho 1 triệu user tại ABC Corp.”

Thiếu định dạng rõ ràng – CV đẹp nhưng khó đọc

CV đẹp mà không đọc được thì cũng như… giao diện đẹp nhưng UX tệ. Dùng 4 font khác nhau, mỗi phần một màu, canh lề lệch – người đọc không biết phải nhìn vào đâu.

Thậm chí có người dùng bảng để chia bố cục, nhưng khi mở trên điện thoại thì vỡ hết, chữ dính vào nhau. Lúc này, ấn tượng đầu tiên không còn là năng lực – mà là “bạn không kiểm tra file trước khi gửi”.

Không nêu rõ thành tựu – chỉ mô tả công việc chung chung

Nhiều CV kiểu: “Tham gia phát triển dự án web cho công ty ABC.” Vậy là sao? Viết code phần nào? Bao nhiêu dòng? Deploy chưa? Có dùng CI/CD không?

Nhà tuyển dụng cần biết bạn đã làm gì có ích, chứ không chỉ “đã có mặt”. Hãy cụ thể: “Xây dựng hệ thống thanh toán bằng Stripe, rút ngắn thời gian checkout từ 8s xuống 2s.” – vậy mới thấy rõ giá trị bạn mang lại.

5 lỗi phổ biến khiến CV bị loại trong 5 giây đầu tiên
5 lỗi phổ biến khiến CV bị loại trong 5 giây đầu tiên

Thiếu liên kết quan trọng – GitHub, LinkedIn, Portfolio

Bạn nói mình giỏi React, giỏi Node, nhưng… không có lấy một cái repo để kiểm chứng. Cũng không có LinkedIn để xem bạn từng làm ở đâu.

CV tech mà thiếu mấy link này giống như dev mà không có tool: không ai biết bạn có thực sự code được không. Chỉ cần một link GitHub có vài project bạn từng làm, hoặc Portfolio host tạm trên Vercel, là đã đủ gây ấn tượng.

Gửi CV hàng loạt – không cá nhân hoá theo từng job

Một CV viết sẵn rồi bắn hàng loạt chỗ nghe thì tiện, nhưng khi nhà tuyển dụng thấy dòng “Mong muốn được làm việc tại quý công ty XYZ”… trong khi công ty họ tên là ABC, thì mọi thứ kết thúc ngay tại đó.

Thêm nữa, nếu bạn apply vị trí Mobile Developer nhưng phần đầu vẫn là “Backend Engineer ưa thích microservice”, thì cũng như mang dao đi câu cá – không đúng ngữ cảnh.

Ít nhất hãy sửa vài dòng: tên job, lý do apply, tech stack phù hợp – mất 5 phút nhưng có thể đổi lại là cơ hội phỏng vấn thật sự.

Cẩm nang để tránh những lỗi này? Tài nguyên giúp CV tech xịn hơn

Muốn CV tech đủ lực cạnh tranh? Đây là vài thứ đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả:

  • Tránh mấy mẫu CV màu mè, không có chỗ để ghi tech stack hay link dự án. Có thể thử Reactive Resume (miễn phí, dễ dùng), Resume.io (có sẵn gợi ý viết) hoặc tải về từ Figma nếu biết chỉnh sửa.
  • Tìm và đọc CV thật từ người trong ngành. Lên GitHub, Reddit, hoặc các cộng đồng dev – nhiều người chia sẻ CV cá nhân sau khi apply job thành công. Cấu trúc, cách họ viết về dự án, cách dùng từ – đều đáng học theo.
  • Có project thì hãy ghi, kể cả là project tự làm. Làm tool crawl dữ liệu, bot Telegram, hoặc app nho nhỏ dùng React Native – đều là “tài sản” trong CV. Quan trọng là viết rõ bạn làm phần nào, kết quả ra sao. Có repo GitHub thì càng tốt.
  • Paste phần mô tả công việc vào ChatGPT, nhờ nó viết lại sao cho rõ ràng, ngắn gọn, có thành tựu. Ví dụ: “Tham gia phát triển app nội bộ” → “Xây dựng hệ thống quản lý tài liệu, giúp giảm 60% thời gian xử lý giấy tờ.”
  • Trước khi gửi, luôn chạy checklist: vị trí apply đã đúng chưa? CV có ghi đúng job title? Đã gắn link GitHub, LinkedIn, Portfolio chưa? Có lỗi chính tả không? Mở trên điện thoại có bị vỡ layout không?
Cẩm nang để tránh những lỗi này? Tài nguyên giúp CV tech xịn hơn
Cẩm nang để tránh những lỗi này? Tài nguyên giúp CV tech xịn hơn

Kết luận

Tránh những sai lầm trong CV ngành công nghệ sẽ giúp bạn gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Hãy đảm bảo CV rõ ràng, đầy đủ thông tin và có liên kết chứng minh khả năng. Cập nhật thường xuyên và cá nhân hóa cho từng công việc ứng tuyển để tăng cơ hội được gọi phỏng vấn.

Tag:

GO88 – Cổng Game Số 1, Công Nghệ Tiên Tiến, Giao Dịch An Toàn

Thông báo quan trọng: Gần đây, hàng loạt website giả mạo Go88 xuất hiện, lừa đảo người chơi nạp tiền nhưng không thể rút. Đừng để mình trở thành nạn nhân! 

TÌM LINK CHÍNH HÃNG GO88